Bạn cần phải chuẩn bị gì trước khi mở quán cà phê?
Trong tuyến nội dung chương trình "Trọn gói công cụ dụng cụ mở quán cà phê" CAFE.NET.VN, Chúng tôi rất vui mừng khi nhận được rất nhiều tin nhắn, thông tin phản hồi tích cực của các Bạn trong thời gian vừa qua.
Từ những thông tin nhận được, Chúng tôi xin gửi đến các bạn những bước căn bản nhất cần chuẩn bị cho việc kinh doanh quán cà phê. Chúng tôi hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các Bạn trong bước đầu kinh doanh quán!
06 bước cần chuẩn bị cho việc kinh doanh một quán cà phê.
Bước 1: Xác định vốn và mô hình kinh doanh quán cà phê
Xác định vốn: Khi Bạn dự định mở quán cà phê, điều đầu tiên: Bạn phải tiên liệu vốn đầu tư là bao nhiêu? 100 triệu, 200 hay 300 triệu … Nguồn vốn huy động từ đâu? Từ bản thân, bạn bè, gia đình hoặc người thân khác.
Chi phí đầu tư bao gồm: Chi phí đặt cọc mặt bằng, tiền thuê mặt bằng trong thời gian thi công, chi phi thiết kế và thi công, sửa chữa quán, chi phí các vật dụng, chi phí nhân công trong giai đoạn chuẩn bị, chi phí Marketing, chi phí nguyên vật liệu pha chế, thức ăn… Ngoài ra, Bạn cần dự phòng thêm phần chi phí hoạt động trong thời gian đầu và chưa có lãi
Ví dụ: Bạn có 500 triệu, bạn nên đầu tư 350 triệu vào chi phí đầu tư, còn 150 triệu để dự phòng cho chi phí hoạt động 2-3 tháng đầu, nếu không Bạn sẽ khó khăn rất nhiều trong thời gian đầu.
Bạn cần phải lên được chi phí và mô hình kinh doanh Quán trước
Xác định mô hình kinh doanh: Nghiên cứu thị trường và các mô hình kinh doanh gần khu vực mà bạn cần mở quán để nắm bắt nhu cầu của khách hàng làm cơ sở để xác định mô hình quán cà phê. Xác định đối tượng khách hàng của Bạn là ai?. Là sinh viên, nhân viên văn phòng, tuổi teen, giới trẻ, trung niên…Từ đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến sẽ nền tảng để bạn định hướng sản phẩm và dịch vụ cho mô hình quán cà phê của bạn như: Mô hình cà phê cổ điển, cà phê sách, cà phê DJ dành cho giới trẻ , cà phê âm nhạc – Phòng trà hát cho nhau nghe, cà phê sân vườn ...Vì vậy bạn cần phải xác định rõ đối tượng khách hàng và mô hình kinh doanh ngay từ những ngày đầu.
Một số lưu ý khi chọn các mô hình kinh doanh quán cà phê: Cần phân biệt 2 mô hình quán cà phê: Cà phê sân vườn và cà phê thưởng thức. Cà phê sân vườn vốn đầu tư sẽ lớn, khách hàng sẽ nhắm đến không gian quán. Cà phê thưởng thức chỉ dành cho người kinh doanh chuyên cà phê dành cho những người sành uống cà phê; cần chú trọng kỹ thuật rang xay, pha chế cà phê và đầu tư máy móc và dụng cụ pha chế chuyên dùng.
Bước 2: Lựa chọn mặt bằng mở quán cà phê
Mặt bằng, địa điểm: luôn là yếu tố quyết định dẫn tới thành công của quán cà phê. Khi có ý tưởng và phong cách của quán, các bạn nên chú ý tìm địa điểm đặt quán sao cho phù hợp.
Ví dụ: Cà phê dành cho công sở thì địa điểm đặt phải ở gần các cơ quan, công ty và các trung tâm nơi mà các nhân viên văn phòng thường đi qua hay là nơi dễ dàng để gặp gỡ khách hàng. Nếu bạn có nhà để mở quán thì yên tâm, nhưng nếu bạn phải đi thuê thì cần chú ý là thời gian thuê phải dài để có thời gian thu hút khách và kiếm đủ tiền để hoàn vốn đầu tư (Ít nhất từ 3 năm trở lên).
Tuy nhiên các bạn phải đầu tư thời gian để tìm kiếm việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh. Nếu được, hãy nắm bắt cơ hội và nhanh chóng đàm phán thỏa thuận làm hợp đồng chi tiết với chủ nhà, triển khai đăng ký giấy phép kinh doanh. Khi lựa chọn mặt bằng, Bạn lưu ý chỗ gửi xe, vấn  này thường rất khó khăn trong trung tâm thành phố.
Bước 3: Thiết kế và thi công quán cà phê
Sau khi đã có được mặt bằng, bạn nên dành nhiều thời gian để đưa ra cách thiết kế không gian, nội thất quán sao cho phù hợp với diện tích và phong cách của quán. Bạn cần tìm công ty thiết kế chuyên về thiết kế quán và nói cho họ biết ý tưởng và phong cách, việc còn lại là của họ, với chuyên môn kỹ thuật họ sẽ nhanh chóng đưa cho bạn mẫu thiết kế phù hợp.
Bên cạnh đó, để làm nổi bật phong cách cũng như nội thất của bạn, tạo một không gian đẹp, bạn nên chú ý trang trí quán sao cho phù hợp. Bạn có thể dùng các bức 3D, tranh sơn dầu hay vẽ tranh tường  để trang trí sao cho phù hợp. Thi công quán cà phê có nhiều mô hình như ghế cóc, ghế cao, bàn ghế sofa hay bàn ghế ngoài trời.
Không gian ấm cúng Quán iKoi coffee.
Bước 4 : Mua sắm Công cụ dụng cụ pha chế cho một quầy Bar chuyên nghiệp
Trong thời gian thi công, bạn nên chuẩn bị công cụ dụng cụ pha chế dành cho quầy Bar của quán, liệt kê các trang thiết bị như: Máy xay, máy pha cà phê, tủ đông, tủ mát, máy tính tiền...các dụng cụ: ly, tách, dụng cụ pha chế, chén, dĩa ...và nguyên liệu: cà phê, syrup, nước ngọt…, sau đó tìm đơn vị cung cấp giá mềm và lâu dài cho bạn.
Việc set up và chuẩn bị một quầy bar chuyên nghiệp dành cho Quán góp phần tạo nên nhiều sắc màu riêng cho Quán của bạn, đa dạng menu và thực đơn món uống của Quán. Việc tìm hiểu và nghiên cứu các loại nước mới lạ và ngon miệng sẽ là công việc không thể lãng quên đối với các chủ Quán cà phê vì một thực đơn phong phú, ấn tượng cùng với các loại nước chất lượng, thơm ngon, mãn nhãn sẽ là chìa khóa để giúp một quán cà phê thu hút khách và tăng lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Để tránh tình trạng thiếu đủ dư thừa trong việc chọn vật phẩm dành cho Quán, Bạn nên liên hệ những đơn vị Set Up Quán chuyên nghiệp để được hướng dẫn và tư vấn những vật dụng tốt nhất dành cho Quán của Bạn.
Bước 5: Tuyển dụng nhân sự
Bạn cần xác định số lượng nhân viên như sau:
Quản lý: Người quản lý là người thay bạn quán xuyến toàn bộ quán: điều hành quán, quản lý nhân viên, và giải quyết các công việc có liên quan đến nội bộ… cho nên cần phải tìm người  quản lý tin cậy.
Pha chế: Bạn cần có người pha chế đồ uống chuyên nghiệp và đẹp mắt vì khi khách cảm thấy hài lòng, và hợp túi tiền, khách sẽ thường xuyên quay lại hơn.
Nhân viên pha chế linh hồn của Quán.
Phục vụ: Tùy diện tích quán mà bạn sẽ chọn cho mình các em sinh viên làm bán thời gian, hoặc có thề tuyển dụng trên các trang tuyển dụng. Nếu chăm chỉ, phục vụ tốt sẽ được khen thưởng, vì việc phục vụ rất quan trọng đến việc kinh doanh lâu dài của quán, thái độ nhân viên phục vụ mất thiện cảm, ít tươi cười với khách sẽ khiến người khách ấy không quay lại vào lần sau.
Lễ tân (Nếu quán lớn): Có thể lựa chọn những bạn có ngoại hình ưa nhìn vì vẻ đẹp thường được đánh giá đầu tiên.
Bảo vệ: Nên tuyển người tin cậy, có thể trông coi quán, và giữ xe tốt, có thái độ tôn trọng và lịch sự với khách hàng. 
Nhân viên tạp vụ: Siêng năng, có trách nhiệm, đúng giờ.
Đào tạo và chuẩn hóa khâu pha chế là yêu cầu cốt lõi của một quán cà phê
Bước 6: Quảng bá, tiếp thị cho quán cà phê
Đặt tên cho quán: Bạn chọn tên quán cà phê phù hợp với mô hình, phong cách của nó. Ví dụ, quán cà phê theo phong cách hiện đại, nên đặt tên quán bằng tiếng Anh như: Highland, Milano, Queen, ...; quán cà phê sân vườn, nên đặt tên quán bằng tiếng Việt: Miền Đồng Thảo, Du Miên, Thủy Mộc,...
Điều lưu ý thứ hai là hệ thống nhận diện thương hiệu cho quán, bao gồm: bảng hiệu, menu, name card, website… Nên có chương trình thu hút khách hàng trong ngày khai trương: chương trình văn nghệ, quà tặng, uống miễn phí,... Đồng thời quảng cáo trên Facebook và mạng xã hội khác. Có nhiều chương trình chăm sóc khách hàng quen thuộc: thẻ ưu đãi với khách hàng thường xuyên ghé quán, …
Một mục tiêu đúng đắn cùng với kế hoạch hoàn hảo chắc chắn bạn sẽ thành công
Hãy làm tốt các bước trên để có một sự khởi đầu suông sẻ! Chúng tôi hy vọng một dự án kinh doanh mới mẻ sẽ thu hút đông đảo khách hàng, đem lại mức doanh thu và lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Trang trí quán cà phê bắt mắt cùng menu ấn tượng là cách làm marketing tốt nhất.
Nếu các Bạn cần thêm thông tin về việc kinh doanh quán cà phê, chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ qua các cổng thông tin của chúng tôi.
THẾ GIỚI CÀ PHÊ – CÀ PHÊ THẾ GIỚI.
CAFE.NET.VN hy vọng được đồng hành cùng các Bạn phát triễn những ý tưởng kinh doanh thành hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Chúc các Bạn thành công!
 CAFE.NET.VN