Đi tìm nguyên nhân – Tại sao Quán tôi vắng khách ?
Kinh doanh cà phê giống như một miếng bánh béo bở mà rất nhiều nhà đầu tư muốn sở hữu. Nhưng theo 1 thống kê gần đây cho thấy có đến 70% các quán cà phê đóng cửa sau năm đầu tiên kinh doanh, 20% chỉ trụ được trong vòng 3 năm. Điều gì khiến những quán cà phê cứ mở ra rồi lại lần lượt sang nhượng hay phải đóng cửa?
Hãy cùng CAFE.NET.VN đi tìm nguyên nhân – Tại sao Quán tôi vắng khách?
Không có điểm riêng biệt trong kinh doanh cà phê.
Làm thế nào có thể cạnh tranh được khi quán cà phê của bạn không tạo được điểm nhấn riêng so với rất nhiều quán hàng khác? Hiện nay có quá nhiều những quán cà phê rang xay, mô hình cafe take away cũng không còn mới mẻ, những quán cà phê cho tuổi teen thì tràn lan trên thị trường… đối thủ cạnh tranh của bạn nhiều hơn bạn tưởng. Bởi vậy, nếu muốn thành công trước hết bạn phải kích thích được sự tò mò của khách hàng, thu hút khách hàng bằng những điểm nhấn đặc trưng riêng biệt của quán. Những điểm khác biệt này được thể hiện ở ý tưởng kinh doanh độc đáo, ở cách thiết kế, trang trí quán mới lạ, hay từ menu đồ uống hấp dẫn, mới mẻ, hoặc chính cách quản lý quán của bạn đã tạo nên điểm khác biệt đó.
Nhiều người cho rằng chỉ cần tham gia một khóa đào tạo pha chế là có thể kinh doanh Quán cà phê. Họ sử dụng y nguyên những công thức học được, hoặc sao chép phong cách những mô hình kinh doanh thuận lợi khác và nghĩ rằng công việc kinh doanh của mình sẽ khởi sắc. Nhưng vấn đề cạnh tranh trong kinh doanh đâu có đơn giản vậy. Nếu muốn thành công hãy trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh cà phê, tự sáng tạo phong cách riênng cho Quán, những menu riêng biệt từ những kiến thức bạn tích lũy được.
Bạn có thể tham khảo và cập nhật Chuỗi công thức pha chế cho Quán tại CAFE.NET.VN
Thiếu kế hoạch kinh doanh dành cho Quán.
Kế hoạch kinh doanh không bao giờ thừa, nó chỉ giúp bạn tiến xa hơn và an toàn hơn. Ngay cả khi mô phỏng theo mô hình kinh doanh của người khác thì bạn cũng nên lập một bản kế hoạch kinh doanh dành cho riêng mình để bảo bảo việc kinh doanh luôn hiệu quả.
Hãy đặt những cột móc phát triển riêng dành cho Quán: 3 tháng, 1 năm, 5 năm hay nhiều hơn nữa? Bạn dự định làm gì để phát triển quán? Nếu bạn chỉ muốn mở quán cà phê trong thời gian ngắn thì hãy cứ làm một cách bộc phát bất chấp có thành công hay không. Ngược lại nếu bạn hướng đến sự phát triển lâu dài, lớn mạnh, thậm chí mở rộng thị trường thì hãy bắt chuẩn bị một bản kế hoạch vững vàng, tỉ mỉ.
Kế hoạch kinh doanh cần vạch ra những mục tiêu như doanh số tháng đầu tiên cần thu được bao nhiêu, khi nào đạt được điểm hòa vốn, lợi nhuận cần đạt được… Kế hoạch quảng bá, xây dựng thương hiệu, kế hoạch phát triển kinh doanh, mở rộng đầu tư, hay những dự trù về tài chính cũng là những vấn đề cần nêu ra trong bản kế hoạch kinh doanh cà phê.
Vậy làm sao để viết một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả, CAFE.NET.VN xin gửi đến bạn 7 bước lập kế hoạch kinh doanh cho Quán, hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho Quý Quán.
Chất lượng đồ uống.
Chất lượng đồ uống chính là chìa khóa tạo nên thương hiệu cho Quán của bạn. Ngay cả việc phục vụ khách hàng những loại đồ uống ngon bạn cũng không làm được thì sao có chuyện kinh doanh cafe thành công. Bạn có thể thuê một nhân viên pha chế với rất nhiều công thức trong tay nhưng những gì đưa vào menu bán cho khách hàng phải là những đồ uống tốt nhất. Thay vì bán tràn lan nhiều loại đồ uống, hãy tập trung vào những thức uống ngon, giá cả hợp lý, và tốt cho sức khỏe người dùng. Việc chọn lọc ra menu đồ uống tốt sẽ giảm bớt áp lực cho nhân viên và cả bạn nữa. Kế hoạch kinh doanh tỉ mỉ đến đâu mà sản phẩm đồ uống tồi thì chắc chắn bạn vẫn khó có thể thành công được.
Lãng phí trong kinh doanh
Khi bắt đầu mở quán, chủ kinh doanh thường “vung tay tiêu tiền quá trán” vì thiếu kinh nghiệm và phân tâm trước những lời gợi ý từ nhiều phía. Hãy chi tiêu hợp lý nếu bạn không muốn lãng phí trong chi phí đầu tư. Trước khi mua sản phẩm gì, bạn cần cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng; so sánh chất lượng, giá cả giữa các nhà cung cấp; đo mức độ phù hợp với quy mô và phong cách quán; nên mua thiết bị mới hay sử dụng đồ cũ… Hãy nhớ rằng máy móc, nội thất, âm thanh, bảng hiệu, thiết bị chiếu sáng, ly cốc… đều không phải độc quyền. Hãy cân nhắc những thứ cần thiết nhất dành cho Quán.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin "Top những sản phẩm cần thiết nhất dành cho Quán".
Thiếu kinh nghiệm Quản lý Quán.
Hãy cùng điểm xem quán của bạn mắc phải những lỗi nào sau đây không:
  • Nhân viên của bạn pha chế kém, đồ uống không hợp khẩu vị khách hàng.
  • Nhân viên của bạn tay nghề tốt nhưng thái độ phục vụ kém.
  • Nhân viên của bạn thiếu trung thực.
  • Nhân viên của bạn lười nhác, làm việc thiếu tập trung.
  • Quán cà phê của bạn thiếu nhân viên trầm trọng.
Tất cả những điều trên đều thể hiện cách quản lý còn thiếu kinh nghiệm. Nhân viên chính là người tiếp xúc nhiều nhất với khách hàng. Việc nhân viên của bạn có làm tốt công việc và có thái độ phục vụ đúng mực với khách hàng hay không không chỉ phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm với công việc của họ, mà còn thể hiện phương pháp quản lý của bạn.
Vậy điều bạn cần làm bây giờ là gì? Hãy lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo bài bản. Tiếp đó là thiết lập nội quy quán, lập bảng phân công công việc, ca kíp cụ thể và rõ ràng. Việc lựa chọn kỹ lưỡng và lên kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn tìm được những nhân viên phù hợp. Còn chế độ đãi ngộ chính là nam châm giữ họ làm việc lâu dài với quán của bạn.
Nếu các Bạn cần thêm thông tin về việc kinh doanh quán cà phê, chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ qua các cổng thông tin của chúng tôi.
THẾ GIỚI CÀ PHÊ – CÀ PHÊ THẾ GIỚI.

CAFE.NET.VN
 hy vọng được đồng hành cùng các Bạn phát triển những ý tưởng kinh doanh thành hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Chúc các Bạn thành công!
 CAFE.NET.VN